Thiết kế phòng tắm master đẹp sẽ góp phần quan trọng tăng chất lượng sống của gia chủ. Đây là không gian để mỗi người thư giãn, tận hưởng sau một ngày làm việc. Chính vì vậy, thiết kế phòng tắm master cần vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa tiện dụng về công năng. Cùng Fenci chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế đẹp nhất trong bài viết sau.
5 quy tắc thiết kế phòng tắm
Vị trí phòng tắm master
Cũng giống như phòng tắm thông thường, thiết kế phòng tắm master thường được đặt gần phòng ngủ chính. NTK có thể đặt bên trong khuôn viên phòng ngủ master hoặc nằm bên cạnh.
Phòng tắm master thường sẽ được phân riêng khu vực khô và ướt. Điều này không chỉ nhằm đảm bảo an toàn và tiện nghi trong quá trình sử dụng; mà còn giúp lắp đặt hệ thống thông gió và hút ẩm đạt chuẩn hơn.
Một số phòng ngủ master với diện tích hơi nhỏ có thể tận dụng vách kính cho phòng tắm để tổng thể thiết kế thông thoáng hơn. Xu hướng này đặc biệt phổ biến ở căn hộ chung cư cao cấp – khi chủ nhà muốn dành không gian nhiều hơn cho phòng ngủ master hoặc phòng thay đồ.
Thiết kế phòng tắm master trong căn hộ chung cư thường sẽ ở không gian kín, do các mặt kính hướng ra ngoài thường được tận dụng cho không gian phòng khách và phòng ngủ. Ngược lại, với thiết kế căn hộ Penthouse hoặc biệt thự, thiết kế phòng tắm master có thể hướng ra không gian mở. Cảm giác thả ngâm mình trong bồn tắm nóng và ngắm nhìn cảnh quan bên ngoài thực sự rất dễ chịu và gạt bay mệt mỏi.
Diện tích bao nhiêu là đủ?
Diện tích phòng tắm master sẽ phụ thuộc khá nhiều vào diện tích phòng ngủ chính. Nếu phòng ngủ có diện tích lớn thì phòng tắm cũng phải lớn tương ứng. Tuy nhiên, với thiết kế sang trọng vốn có thì diện tích cho thiết kế phòng tắm master nên từ 5m2 trở lên. Với diện tích nhỏ hơn thì chỉ đáp ứng được những khu vực cơ bản và không có nhiều khác biệt so với phòng tắm thường.
Phòng tắm master ngày nay được bao gồm khá nhiều nội thất. Chủ nhà có thể tuỳ thuộc vào diện tích và nhu cầu mà chọn ra danh mục. Một phòng tắm cơ bản thường sẽ bao gồm:
Khu tắm đứng
Lavabo
Bồn cầu
Trong khi đó, phòng tắm master có thể đa dạng hơn với:
Bồn tắm
Bồn Jacuzzi
Phòng xông hơi
Bàn gương/sấy tóc
Kệ/Tủ đồ tắm
Tab nhỏ để đồ uống
Quy tắc màu sắc trong thiết kế phòng tắm master
Trước kia, phòng tắm mặc định sử dụng những màu sáng như trắng, kem,…vì cảm giác sạch sẽ và đơn giản. Hiện nay, thiết kế hiện đại không quá quan trọng về màu sắc mà thường thiết kế phòng tắm master theo chuẩn phong cách toàn căn. Không gian này có thể được thiết kế nội thất đẹp không thua kém không gian chính, là một nơi sống ảo hoàn hảo cho cả chủ nhà và khách ghé thăm.
Tuy nhiên, màu sắc trong thiết kế phòng tắm master sẽ ảnh hưởng bởi độ tuổi của người sử dụng chính. Với người cao tuổi,Fenci vẫn khuyến khích sử dụng những màu tươi sáng, dễ nhìn, dễ nhận biết. Còn đối với người dùng thông thường thì gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích.
Theo xu hướng Dark Design của thế giới, những gam màu tối, được nhấn nhá thêm decor kim loại hoặc kính đang rất được ưa chuộng.
Ánh sáng trong phòng tắm
Với thiết kế phòng tắm master có cửa kính, ánh sáng tự nhiên sẽ được ưu tiên nhiều nhất. Thông thường, bồn tắm sẽ được đặt ngay sát cửa kính để chủ nhân có thể vừa ngâm mình, vừa ngắm cảnh. Kính được chọn đương nhiên cũng là kính 01 chiều để đảm bảo an toàn; hoặc kết hợp thêm rèm chớp.
Khi chiều xuống là lúc ánh sáng nhân tạo phát huy tác dụng. Ánh sáng trong phòng tắm master thường sử dụng đèn vàng và có độ sáng vừa đủ. Ánh sáng vàng luôn tạo cảm giác dễ chịu, rất thích hợp với những không gian nghỉ ngơi như phòng ngủ và phòng tắm. Nguồn sáng cần được bố trí đồng đều, tránh hiện tượng sấp bóng.
Ở khu vực khô có thể lắp đặt thêm đèn chùm để thêm phần sang trọng. Đèn ray và đèn trần cũng được sử dụng khá thường xuyên trong thiết kế hiện đại. Đèn lắp đặt trong phòng tắm cần được lưu ý về khả năng chịu nước và chịu ẩm để tránh hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Không gian thiên nhiên cũng là một xu hướng trong thiết kế phòng tắm master cho biệt thự. Bằng cách mang không gian phòng tắm ra bên ngoài, gia chủ sẽ được tận hưởng cảm giác như tại những resort cao cấp.
Chọn lựa vật liệu chính xác
Có 03 nguyên tắc khi lựa chọn vật liệu cho phòng tắm:
Chống trơn trượt
Chống ẩm tốt
Độ bền cao
Là môi trường thường xuyên tiếp xúc với hơi ẩm và nước, vật liệu trong phòng tắm cần có độ bền cao; khả năng giãn nở mà không hỏng cấu trúc; chống nước, chống ẩm mốc hiệu quả. Vật liệu có độ ma sát, chống trơn trượt cũng được ưu tiên để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
Do vậy, các loại đá marble, đá tự nhiên; tuy rất đẹp nhưng lại không ưu tiên dùng lát sàn trong thiết kế phòng tắm master. Do đá tự nhiên hút nước mạnh và rất trơn. Nếu bạn thích vẻ đẹp của đá, có thể dùng ốp tường lavabo ở khu vực khô.
Các loại gạch thường được ưu tiên sử dụng cho cả lát sàn và ốp tường nhờ đáp ứng đủ cả 03 yêu cầu khắt khe trên. Kỹ thuật làm gạch cũng ngày càng phát triển và hiện nay có rất nhiều phân loại. Một số loại gạch cao cấp sở hữu vân đá cực kỳ tinh xảo và đắt giá; thậm chí đắt hơn cả đá tự nhiên thông thường.
Gỗ cũng là một vật liệu ưa dùng trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng gỗ tự nhiên trong thiết kế phòng tắm master. Thay vào đó, nhiều dòng gỗ nhân tạo chống nước chống ẩm nhưng vẫn đảm bảo vân gỗ rất chân thật.
Tổng hợp các mẫu phòng tắm đẹp
Mẫu 1: Phòng tắm chung cư Hà Nội với tone màu thanh lịch, nhã nhặn
Mẫu 2: Phòng tắm penthouse Estela Heighs - tone màu huyền bí, sang trọng
Mẫu 3: Phòng tắm chung cư Sài Gòn Royal - nhẹ nhàng, tinh tế
Mẫu 4: Phòng tắm sang trọng kết hợp với vật liệu inox
Mẫu 5: Phòng tắm chung cư MarQ - sang trọng, hiện đại
Mẫu 6: Phòng tắm với phong cách tân cổ điển mang vẻ đẹp cổ điển đan xen chút hiện đại
Mẫu 7: Mẫu phòng tắm Villa RF hiện đại, sang trọng
Mẫu 8: Mẫu phòng tắm chung cư Thảo Điền sử dụng vật liệu gạch mosiac
Bạn đã tìm được thiết kế phòng tắm master ưng ý chưa? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ Fenci để được giải đáp nhé!